TIỀN LƯƠNG KHÔNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC TÍNH CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc trong vấn đề chi phí tiền lương không tham gia bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân.
Vậy những trường hợp nào bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội? Trường hợp nào không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội? Mức thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào? Chi phí tiền lương không đóng bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?
EMC xin chia sẻ các quy định đối với những vướng mắc nêu trên, để Doanh nghiệp có thể nắm bắt và áp dụng một cách hợp lý, đúng quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
1. Hợp đồng lao động nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội?
Căn cứ quy định Điều 13, Điều 20 Bộ Luật lao động 2019, hợp đồng lao động (viết tắt: HĐLĐ) bao gồm:
- Hợp đồng xác định thời hạn (thời hạn không quá 36 tháng);
- Hợp đồng không xác định thời hạn;
- Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Như vậy, khi ký hợp đồng bằng các dạng khác như: hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng khoán việc... mà mang tính chất trả công, tiền lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn coi là HĐLĐ.
Do đó, căn cứ vào Điều 124 và Điều 4 thì những HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên đều bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp nào không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 4, Điều 6, Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017, các trường hợp không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội được quy định bao gồm:
+ Trường hợp chi trả tiền lương theo hiệu quả công việc không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Vì từ ngày 01/01/2018, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Mức tiền lương theo hiệu quả công việc sẽ có sự biến động theo từng tháng, không mang tính chất thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương nên không thuộc một trong những khoản phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
+ Trường hợp học việc/ thử việc;
+ Người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó, nhưng vẫn phải đóng bảo hiểm y tế; hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định BHXH thì không phải đóng BHXH.
+ Một số trường hợp khác theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
3. Thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp cụ thể trong HĐLĐ:
Căn cứ ngày 15/8/2013 được sửa đổi, bổ sung ngày 15/06/2015 thì:
- Trường hợp ký HĐLĐ dưới 3 tháng, thù lao nhận được dưới hình thức hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiền dịch vụ khác, thù lao khác..v.v mà tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế TNCN 10%.
Trong năm, cá nhân chỉ có 1 nguồn thu nhập duy nhất tại một nơi, tổng thu nhập dưới 132 triệu/năm thì không phải nộp thuế TNCN.
- Trường hợp thu nhập nhận được dưới 2.000.000 đồng/lần chi trả thì không phải khấu trừ thuế TNCN.
- Trường hợp ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên thì tính theo biểu thuế lũy tiến nếu thuộc mức phải đóng.
4. Chi phí tiền lương tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ vào Điều 4 ngày 22/06/2015 quy định:
Các khoản chi không được trừ liên quan đến chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
“a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
.......................................................”
Do đó, chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trả khác phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty và thực tế có chi trả, chứng từ thanh toán kèm phiếu lương có chữ ký của người lao động thì được tính chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc tham gia hay không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động không ảnh hưởng đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp công ty vi phạm về việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020.